Mẹo Ổn Định Tâm Lý Nhằm Giúp Bạn Giải Quyết Mọi Xung Đột Trong Công Việc

Hãy bắt đầu với nguồn cảm hứng từ bên trong con người bạn!

Có một vài điều trong công việc thường gây cho bạn những căng thẳng không đáng có khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể nói chuyện rõ ràng với ai đó về những việc có ảnh hưởng đến việc bạn làm tốt công việc của mình và chất lượng trải nghiệm của bạn tại nơi làm việc như thế nào. Đã bao nhiêu lần bạn suy nghĩ cẩn thận về điều mà bạn muốn nói trực tiếp với sếp, đồng nghiệp, hoặc cấp dưới mà không làm mất sự gắn kết giữa mọi người tại nơi làm việc?

Xung đột trong công việc. Ảnh credibly.com

Karen – một nhân viên lập trình cho một tổ chức phi lợi nhuận – đã có một trải nghiệm tương tự khi lần đầu tiên cô thuyết phục sếp của mình để cô có thể làm việc ở nhà ba buổi chiều mỗi tuần. Cô đã suy nghĩ cẩn thận về cách đưa ra lý lẽ thuyết phục nhất. Cô đã được chuẩn bị với một lý do giải quyết nhu cầu của chính mìn, nhưng vẫn đáp ứng được mọi yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, điều tiên quyết để bạn có thể thành công trong mọi tình huống giải quyết vấn đề bất cập đó là chuẩn bị một lý do hợp lý nhất có thể.

Học cách tự lập luận vấn đề cần giải quyết đem lại hai lợi ích đáng kể cho bạn. Đầu tiên, nó giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có hướng giải quyết vấn đề cụ thể với sếp, cũng như đồng nghiệp.

Thứ hai, học cách nhận ra những suy nghĩ của người khác, từ đó có những giải quyết hài hòa cho cả đôi bên, tránh gây cảm giác phán xét ý kiến của bất kỳ đối tượng nào.

Một bài tập nhỏ khác mà mọi người thường không nghĩ đến đó là “ngồi thiền”. Ngồi thiền sẽ giúp bạn tịnh tâm, nâng cao nhận thức và có những hướng giải quyết phù hợp nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ xuất phát từ sự thất vọng hoặc oán giận, bởi vì những cảm xúc đó sẽ ngay lập tức thu hẹp nhận thức của chúng ta trong một khoảnh khắc nào đó, đồng thời làm cho mọi tương tác trong công việc của chúng ta trở nên vụng về, cứng nhắc và dễ gây ra sự thất bại lớn hơn trong công việc. Thiền sẽ giúp mở ra các quan điểm bị ẩn trong chúng ta nhằm xác định những vai trò và trải nghiệm có thể hình thành mô hình tư duy và hành vi của chúng ta, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Hơn nữa, bài tập thực hành này còn giúp chúng ta nhận ra được cách thích hợp giúp chúng ta dễ dàng hòa vào cuộc đối thoại và thuận lợi giải quyết vấn đề nảy sinh.

Trước khi bạn tham gia vào cuộc họp căng thẳng tiếp theo của mình, hãy dành mười phút để nhận thức rõ tâm trí của bạn và điều chỉnh độ cân bằng trong não bộ của chúng ta. Và sau đây là một số bước thực hành:

Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi hoặc đứng thoải mái. Nhắm mắt lại nếu bạn muốn. Hít vào, làm đầy phổi của bạn bằng khí oxy. Thở ra chậm, giải phóng mọi căng thẳng mà bạn đang chịu đựng. Hãy để tâm trí của bạn gói gọn một cách nhẹ nhàng trong hơi thở tự nhiên của bạn, chú ý đến cảm giác không khí đi vào và thoát khỏi cơ thể của bạn. Khi tâm trí của bạn bất chợt lệch nhịp, hãy nhẹ nhàng đưa nó trở lại hơi thở của bạn. Nhếch khóe miệng của bạn để tạo thành một nụ cười nhẹ. Sau đó, tiếp tục giữ đúng tư thế như thế khi 10 phút trôi qua.

Chúc các bạn thành công!