Monopolistic competition là gì? Đặc điểm của monopolistic competition

Monopolistic competition là thuật ngữ quen thuộc với những ai làm trong doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau. Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ định nghĩa cũng như các đặc điểm của monopolistic competition là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Monopolistic competition là gì?

Monopolistic competition, hay còn được gọi là cạnh tranh độc quyền, là một thị trường kinh tế trong đó các công ty cung cấp những sản phẩm tương tự nhưng không hoàn toàn giống nhau và có rào cản gia nhập và rút lui thấp.

Một đặc điểm xác định của monopolistic competition đó là sự khác biệt giữa các sản phẩm, nghĩa là sản phẩm của mỗi công ty có những đặc điểm độc đáo giúp phân biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sự khác biệt này có thể đến từ chất lượng sản phẩm, bao bì thiết kế hoặc chiến dịch tiếp thị.

Có nhiều công ty trên một thị trường, vì thế mỗi công ty có quyền kiểm soát giá cả sản phẩm của mình nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của các lực lượng khác trên thị trường. Điều này tạo ra tình huống mà các công ty có thể tính giá cao hơn một chút so với trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhưng họ không thể tính giá cao hơn đáng kể nếu không mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh.

Các công ty có thể tham gia thị trường một cách nhanh chóng khi họ xác định có tiềm năng kiếm được doanh thu và rời đi khi có khả năng tạo ra lợi nhuận thấp hơn. Các công ty trong các loại thị trường này thường thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn nhưng có thể yêu cầu mức độ đổi mới cao hơn để tạo ra lợi nhuận lâu dài.

Những đặc điểm của monopolistic competition

1.   Sản phẩm và dịch vụ có sự khác biệt nhỏ

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của monopolistic competition là các doanh nghiệp trong cấu trúc này kinh doanh những sản phẩm tương tự nhau nhưng vẫn sở hữu điểm khác biệt nhất định. Sự khác biệt này có thể nằm ở thiết kế, chất lượng… tùy theo doanh nghiệp.

Ví dụ, trong khu phố có ba tiệm phở. Phở ở ba tiệm này có thể giống nhau từ nguyên liệu, nước dùng, rau ăn kèm… đồng thời quy trình nấu và cách trình bày y hệt nhau. Để thu hút khách hàng ghé thăm tiệm của mình, chủ tiệm phải tạo nên sự khác biệt giúp thương hiệu của mình nổi bật hơn hai tiệm còn lại, chẳng hạn như có nhiều ưu đãi, địa điểm thuận lợi, tiếp thị trên mạng xã hội…

2.   Tự do gia nhập và rút khỏi thị trường

Gia nhập thị trường là khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh và rút khỏi thị trường là khi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường do thua lỗ. Monopolistic competition có tính linh hoạt, cho phép các doanh nghiệp gia nhập với ít rào cản và rút lui một cách dễ dàng. Điều này là cần thiết bởi trên thực tế, khi một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, sẽ có nhiều doanh nghiệp mới cố gắng tham gia thị trường và tạo ra sản phẩm tương tự để cạnh tranh.

3.   Nhiều doanh nghiệp

Thị trường của monopolistic competition sở hữu nhiều doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc mỗi công ty sẽ có ít sự ảnh hưởng hơn đến các quyết định của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như, một doanh nghiệp tăng giá sản phẩm lên quá nhiều, người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm tương tự của thương hiệu khác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp giảm chi phí thấp hơn nhiều so với thị trường, người tiêu dùng có thể có suy nghĩ sản phẩm này kém chất lượng.

4.   Kiến thức người tiêu dùng không hoàn hảo

Khách hàng mỗi khi đưa ra quyết định mua hàng hiệu quả thường xem xét các thông tin như giá cả, chất lượng, thương hiệu… Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh cao với hàng chục lựa chọn gần như giống hệt nhau, người mua hàng khó có thể đánh giá và đưa ra lựa chọn tức khắc. Không phải người tiêu dùng nào cũng có kiến thức sâu, hoàn hảo về từng sản phẩm họ sử dụng. Chính vì thế, các doanh nghiệp tạo nhận thức về sự khác biệt ở người tiêu dùng thông qua chiến dịch quảng cáo, tiếp thị.

5.   Lợi nhuận

Về mặt ngắn hạn, các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận lớn trong thị trường cạnh tranh độc quyền monopolistic competition. Điều này thường xuất phát từ việc người tiêu dùng muốn thử một thương hiệu mới hoặc trải nghiệm những ưu đãi mới, có lợi cho việc mua sắm. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường hơn, việc lợi nhuận giảm là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể tạo ra sự đổi mới, khác biệt cho sản phẩm của mình hoặc chọn cách rời khỏi thị trường hoàn toàn. Rào cản gia nhập và rút lui thấp có nghĩa là nhiều công ty kiếm được lợi nhuận ngắn hạn nhưng nhanh chóng gặp phải sự cạnh tranh có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận của họ.