Học Viện Hàng Không Có Dễ Xin Việc?

Hầu hết các bạn học sinh lớp 12 đều phải trải qua giai đoạn ôn thi căng thẳng để hoàn thành kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia thật tốt, bên cạnh đó các bạn cũng đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình ngành nghề để học khi vào đại học, cao đẳng. Bạn yêu thích, hâm mộ phong cách làm việc, hứng thú với các công việc liên quan đến hàng không nhưng không biết học viện hàng không có dễ xin việc sau khi ra trường không. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời nhé!

  1. Những điều cần biết về học viện hàng không

Học viện hàng không là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chuyên sâu về ngành hàng không. Trường có 3 cơ sở, trong đó 2 cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh và 1 cơ sở ở cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Để hỗ trợ cho sinh viên trường còn có các câu lạc bộ học thuật về chuyên ngành, ngoại ngữ. Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế, có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc nhiều hơn với các chuyên gia nhằm tạo kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

  • Cơ hội việc làm của học viện hàng không

Đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật như hiện nay thì hàng không có thể được xem như là ngành tiềm năng phát triển. Tuy nhiên việc bạn có xin được việc hay không sau khi tốt nghiệp học viện hàng không thì còn phụ thuộc vào năng lực bản thân, trình độ học vấn, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng ứng xử,… Một cá nhân có năng lực, nền tảng kiến thức vững chắc cộng với tiếng anh lưu loát, tính cách hoạt bát, năng động,… đương nhiên sẽ có được một công việc với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên học viện hàng là trường đào tạo những ngành riêng biệt mà không có trường nào làm được, đây cũng là một lợi thế cho bạn khi học ngôi trường này.

Hiện nay học viện hàng không có đào tạo hệ trung cấp nghề, hệ đại học, hệ cao đẳng và hệ TCCN.

  • Hệ đại học

Công nghệ k thuật điện tử viễn thông Hàng không (đào tạo cả hệ cao đẳng): Là một kỹ sư công nghệ kỹ thuật bạn sẽ thực hiện các công tác quản lý, khai thác, sửa chữa, bảo trì,… các thiết bị viễn thông không những trong mà còn ngoài ngành Hàng không. Bạn sẽ có cơ hội làm việc ở các Cảng Hàng không, các Trung tâm Quản lý bay, cơ sở viễn thông,…

  • Hệ cao đẳng

Quản trị kinh doanh: Bạn sẽ được học các loại quản trị liên quan đến Hàng không như quản trị kinh doanh Hàng không, quản trị du lịch, cảng Hàng không, quản trị doanh nghiệp,… Các hãng Hàng không, các doanh nghiệp, công ty, đại lý về hàng không ở trong và ngoài nước là nơi bạn có thể ứng tuyển xin việc sau khi ra trường. Tại đây bạn tổ chức công tác quản lý và hoạt động khai thác dịch vụ, du lịch, thương mại,…

Quản lí hoạt động bay: Sau khi ra trường bạn có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển hàng không, bạn sẽ được làm việc ở các vị trí như kiểm soát không lưu, thông báo bay, làm các vấn đề liên quan đến thủ tục bay,…

Tiếng anh thương mại: Khi có khả năng giao tiếp tiếng anh ở trình độ cao, sau khi ra trường cơ hội làm việc ở các lĩnh vực phiên – biên dịch, quan hệ quốc tế, đối ngoại,… là rất lớn.

  • Hệ TCCN

Vận tải hàng không: Bạn sẽ trở thành nhân viên khai báo dịch vụ hàng không nếu theo học ngành này, ở vị trí này bạn sẽ phục vụ hành khách, vận chuyển hàng hóa, đặt chỗ bán vé, giúp khách hàng tìm hàng hóa nếu bị thất lạc,…tại các hãng hàng không trong và ngoài nước.

Không lưu: Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ điều khiển, hướng dẫn các chuyến bay cất cánh, hạ cánh thuộc vùng thông báo bay Việt Nam. Là nhân viên kiểm soát không lưu bạn có thể làm việc ở các trung tâm quản lý bay.

Ngoài ra còn có điện tử viễn thông hàng không và khai thác cảng hàng không.

  • Hệ trung cấp nghề

Học viện Hàng không có đào tạo một số ngành như kỹ thuật điện cảng hàng không, phục vụ hành khách, phục vụ hàng hóa, kỹ thuật thiết bị hàng không, kiểm soát không lưu, kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, phi công hàng không dân dụng,…

Như vậy bài viết trên cũng đã trả lời cho câu hỏi “học viện hàng không có dễ xin việc?”. Với đa dạng các chuyên ngành bạn có thể thỏa sức lựa chọn cho mình một ngành nghề yêu thích, nhưng đừng quên rèn luyện nâng cao cho mình thêm các kỹ năng bổ trợ như tiếng anh, vi tính, giao tiếp,…

Bước ra khỏi vùng an toàn nên thử hay không?

Trong cuộc sống lẫn công việc, nếu bạn muốn đạt được thành quả nào đó thì phải ra sức cố gắng và nỗ lực. Nếu muốn dễ dàng mà có thì đây là ý nghĩ của những người chỉ thích ở yên trong thế giới của mình mà không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Bất kể ai cũng có lúc rơi vào trạng thái hụt hẫng, bế tắc và những cảm xúc tiêu cực bao vây bóp nghẹn chúng ta đến mức ngẹt thở. Và lúc này, chỉ một ý nghĩ duy nhất chính là buông xuôi để tìm một nơi an nhàn, thảnh thơi. Nhưng sự từ bỏ lại là việc làm cắt đứt tia sáng để hướng đến những hoài bão mà mình đã đặt ra. Vậy nên, chúng ta có nên bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân hay không?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn?

Có nên bước ra khỏi vùng an toàn? Một câu hỏi dành cho đối tượng là những người trẻ đang chập chững bước vào đời mà đa phần là các bạn sinh viên. Ngày nay, câu chuyện thức khuya và dậy muộn đã quá quen thuộc trong giới sinh viên vì thời gian của họ là để lướt facebook, xem phim, chơi game… Nhưng cũng có đôi lúc một số bạn lại bật lên suy nghĩ rằng bản thân không thể cứ mãi như thế này. Và rồi những kế hoạch được lập ra để thay đổi như: đi làm thêm, ngủ sớm, dậy sớm, tập thể dục, tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện bản thân…

Thế nhưng, đến lúc thực hiện chúng ta lại trì hoãn với suy nghĩ là: “Thôi để năm sau hẳn làm”. Cứ như thế năm nhất rồi lại năm 2 đến năm thứ 3 các bạn cũng lấy lại tinh thần để thực hiện. Nhưng đến lúc trải nghiệm thật sự một số người lại cảm thấy mệt mỏi và cuối cùng là bỏ cuộc. Nhưng trái lại, một số bạn lại có ý nghĩ khác là: “Sao mình không làm điều này sớm hơn nhỉ”, chợt nhận ra là mình đã lỡ rất nhiều thời gian.

Dĩ nhiên, việc dấn thân vào xã hội không hề dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ mà rất cần một ý chí và tinh thần cứng rắn thì mới có thể bước đi. Đặc biệt, sẽ có khoảng thời gian bạn gặp rất nhiều áp lực, nhưng điều này là chất liệu giúp chúng ta trưởng thành hơn và khám phá được những điều mà bản thân mình thật sự mong muốn.

Bước khỏi vùng an toàn bạn sẽ được những gì?

Lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn mang đến những lợi ích tích cực mà chính bạn cũng không ngờ đến. Đầu tiên, là rèn luyện các kỹ năng mà sau này sẽ là “vũ khí” giúp bạn tìm kiếm những cơ hội phát triển mới. Bao gồm những kỹ năng về giao tiếp, làm việc tập thể, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và tạo dựng những mối quan hệ xã hội…

Quan trọng hơn hết là cảm giác của những nỗi sợ không còn trong tâm trí của bạn như trước kia mà thay vào đó là sự thích thú khi đối đầu với những thử thách mới. Chẳng hạn, bạn ngại giao tiếp, phát biểu trước đám đông, nhưng nếu lần đầu tiên bạn vượt qua được thì đến lần thứ 2 và thứ 3 trở đi chúng ta lại cảm thấy việc này rất bình thường và ngày càng muốn nói nhiều hơn và muốn phát biểu nhiều lần sau đó để nói hay hơn.

Bên cạnh đó, là sự tiếc nuối cho những ngày tháng bỏ phí mà đáng lẽ ra chúng ta nên tận dụng để thay đổi bản thân vào lúc đó. Song song với điều này lại là một cảm giác phấn khởi, hân hoan với những gì mà mình đã tạo ra. Qua đó, khi nhìn lại bạn có thể phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để khắc phục và chuẩn bị cho những kế hoạch mới.

Cách để bước ra khỏi vùng an toàn

Từ giờ chúng ta có thể chủ động hơn, kể cả trong công việc bạn đừng mãi ở yên một vị trí lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà hãy sáng tạo, học hỏi những điều mới mỗi ngày. Đặc biệt, chủ động, cởi mở nhiều hơn nếu trước đây bạn là người thụ động và đừng ngại những thay đổi này vì mọi thứ chỉ giúp bạn trở nên tốt hơn trong mắt những người xung quanh.

Trở về cuộc sống hằng ngày chúng ta hãy trau chuốt bản thân trở nên tươm tất. Nếu trước đây bạn sống một cách nhạt nhòa, lặng lẽ thì giờ hãy thay đổi bằng cách đi nhiều hơn, gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người qua những chuyến du lịch, hoặc tham gia một phong trào nào đó. Qua đây, cách nghĩ và việc làm của bạn cũng vì thế mà thay đổi.

Mỗi người đều phải tự mình vượt lên mọi chướng ngại để đạt được mục đích và để làm được điều này không có cách nào khác là bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn trước tiên, tiếp đến là thiết lập những kế hoạch mới. Khi đã về đến đích của sự thành công chúng ta sẽ không còn cảm giác sợ hãi với bất kỳ điều gì diễn ra sau đó. Vì thế, hãy dừng sự tự ti, nhút nhát mà dũng cảm đứng lên đi nhé!

Mẹo Ổn Định Tâm Lý Nhằm Giúp Bạn Giải Quyết Mọi Xung Đột Trong Công Việc

Hãy bắt đầu với nguồn cảm hứng từ bên trong con người bạn!

Có một vài điều trong công việc thường gây cho bạn những căng thẳng không đáng có khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể nói chuyện rõ ràng với ai đó về những việc có ảnh hưởng đến việc bạn làm tốt công việc của mình và chất lượng trải nghiệm của bạn tại nơi làm việc như thế nào. Đã bao nhiêu lần bạn suy nghĩ cẩn thận về điều mà bạn muốn nói trực tiếp với sếp, đồng nghiệp, hoặc cấp dưới mà không làm mất sự gắn kết giữa mọi người tại nơi làm việc?

Xung đột trong công việc. Ảnh credibly.com

Karen – một nhân viên lập trình cho một tổ chức phi lợi nhuận – đã có một trải nghiệm tương tự khi lần đầu tiên cô thuyết phục sếp của mình để cô có thể làm việc ở nhà ba buổi chiều mỗi tuần. Cô đã suy nghĩ cẩn thận về cách đưa ra lý lẽ thuyết phục nhất. Cô đã được chuẩn bị với một lý do giải quyết nhu cầu của chính mìn, nhưng vẫn đáp ứng được mọi yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, điều tiên quyết để bạn có thể thành công trong mọi tình huống giải quyết vấn đề bất cập đó là chuẩn bị một lý do hợp lý nhất có thể.

Học cách tự lập luận vấn đề cần giải quyết đem lại hai lợi ích đáng kể cho bạn. Đầu tiên, nó giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó có hướng giải quyết vấn đề cụ thể với sếp, cũng như đồng nghiệp.

Thứ hai, học cách nhận ra những suy nghĩ của người khác, từ đó có những giải quyết hài hòa cho cả đôi bên, tránh gây cảm giác phán xét ý kiến của bất kỳ đối tượng nào.

Một bài tập nhỏ khác mà mọi người thường không nghĩ đến đó là “ngồi thiền”. Ngồi thiền sẽ giúp bạn tịnh tâm, nâng cao nhận thức và có những hướng giải quyết phù hợp nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong các mối quan hệ xuất phát từ sự thất vọng hoặc oán giận, bởi vì những cảm xúc đó sẽ ngay lập tức thu hẹp nhận thức của chúng ta trong một khoảnh khắc nào đó, đồng thời làm cho mọi tương tác trong công việc của chúng ta trở nên vụng về, cứng nhắc và dễ gây ra sự thất bại lớn hơn trong công việc. Thiền sẽ giúp mở ra các quan điểm bị ẩn trong chúng ta nhằm xác định những vai trò và trải nghiệm có thể hình thành mô hình tư duy và hành vi của chúng ta, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Hơn nữa, bài tập thực hành này còn giúp chúng ta nhận ra được cách thích hợp giúp chúng ta dễ dàng hòa vào cuộc đối thoại và thuận lợi giải quyết vấn đề nảy sinh.

Trước khi bạn tham gia vào cuộc họp căng thẳng tiếp theo của mình, hãy dành mười phút để nhận thức rõ tâm trí của bạn và điều chỉnh độ cân bằng trong não bộ của chúng ta. Và sau đây là một số bước thực hành:

Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi hoặc đứng thoải mái. Nhắm mắt lại nếu bạn muốn. Hít vào, làm đầy phổi của bạn bằng khí oxy. Thở ra chậm, giải phóng mọi căng thẳng mà bạn đang chịu đựng. Hãy để tâm trí của bạn gói gọn một cách nhẹ nhàng trong hơi thở tự nhiên của bạn, chú ý đến cảm giác không khí đi vào và thoát khỏi cơ thể của bạn. Khi tâm trí của bạn bất chợt lệch nhịp, hãy nhẹ nhàng đưa nó trở lại hơi thở của bạn. Nhếch khóe miệng của bạn để tạo thành một nụ cười nhẹ. Sau đó, tiếp tục giữ đúng tư thế như thế khi 10 phút trôi qua.

Chúc các bạn thành công!

Mẹo Giúp Bạn Cảm Thấy Nguồn Năng Lượng Đích Thực Trong Con Người Bạn Tại Nơi Làm Việc

Mỗi nơi làm việc đều đòi hỏi chúng ta phải sở hữu một nguồn năng lượng sáng tạo. Và bạn đã cảm nhận được nó?

Điều gì mang lại cho bạn nguồn năng lượng mới tại nơi làm việc? Có thể đó là sự cộng tác hoàn hảo, một thử thách sáng tạo mới hoặc một khoảng thời gian tập trung không bị gián đoạn. Nguồn năng lượng sáng tạo và năng suất lao động của chúng ta chính là những điều thúc đẩy tư duy tốt nhất của chúng ta trong môi trường làm việc, và thậm chí làm cho chúng tôi cảm thấy có sự kết nối hòa quyện với công việc của mình. Tuy nhiên, khi nguồn năng lượng đó bị chuyển hướng, bị chặn lại, hoặc bị tiêu hao, chúng ta sẽ dễ dàng bị căng thẳng, dẫn đến làm việc kém hiệu quả hơn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn duy trì nguồn năng lượng làm việc của mình:

Động lực làm việc. Ảnh ideas.ted.com

1) Những câu chuyện làm nên tất cả

Bạn có thể bị thu hút bởi một câu chuyên hoặc bạn có thể tự tạo ra chính nó – dù bằng cách nào thì mục đích của nó cũng là làm giảm đi sự khó chịu, mệt mỏi trong mọi vấn đề. Chẳng hạn như để đối phó với nỗi sợ hãi hoặc lo lắng của bản thân, người ta thường nghĩ ra “những câu chuyện” để tự động viên mình nhìn nhận một vấn đề nào đó một cách đơn giản hóa và dễ dàng giải quyết nó.

2) Không nên đòi hỏi quá cao về một nhiệm vụ nào đó

Đây là niềm tin của phần lớn các cá nhân về việc nhận thức rằng không có chỗ tồn tại cho những sai lầm. Khi mọi người cảm thấy họ đang làm việc trong một môi trường chưa đủ hoàn hảo, điều đó không chỉ gây mất tinh thần, mà còn hạn chế sự đổi mới ở chính bản thân họ: không ai muốn mạo hiểm vì sợ “làm sai”, đặc biệt là trong tư duy của hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng năng lượng sẽ chỉ đến với bạn qua những điều thoải mái nhất và đơn giản nhất. Bạn phải trung thực về cả những gì bạn biết và không biết và những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bạn là gì, nhưng nó không được quá gay gắt với bản thân. Ví dụ như: “Tôi rất hiểu về nội dung này, nhưng tôi cần trợ giúp về hình ảnh để có thể truyền đạt lời nói của mình một cách tốt nhất.” Để hài lòng với những ý tưởng hoàn hảo và cởi mở với những thất bại là cách chúng ta phải học để tự tạo cho mình một nguồn năng lượng mạnh mẽ trong môi trường làm việc.

3) Thực hiện mọi việc có định hướng

Khi bạn tập trung vào những gì đang xảy ra, nó sẽ hết sức mệt mỏi. Và nếu bạn để nó tồn tại trong suy nghĩ đó quá lâu, nó có thể gây ra tình trạng trì trệ trong tư duy của bạn (và tin tôi đi, đây không phải là việc sử dụng năng lượng của bạn hiệu quả!). Thay vào đó, hãy nỗ lực hàng ngày để nhận ra và định hướng mọi hoạt động trong công việc một cách hợp lý. Điều này không có nghĩa là tránh hoặc bỏ qua các vấn đề và thách thức phức tạp. Nó có nghĩa là bắt đầu với chiến thắng ban đầu, từ đó có được những kế hoạch cụ thể để giải quyết những vấn đề bất cập khác.

Phương pháp hữu hiệu giúp bạn tập trung trong công việc

Sự tập trung chính là cơ sở nền cho mọi hiệu quả. Nếu không có nó, bất kỳ loại hoạt động phức tạp nào cũng đều gây cho bạn nhiều khó khăn hơn bình thường.

Tất cả chúng ta cần phải trở nên năng động hơn trong việc thiết lập các ranh giới. cũng như ưu tiên về cách chúng ta làm việc để dễ dàng tập trung hết mức có thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Và sau đây là một vài chiến lược đơn giản có thể giúp chúng ta tạo dựng khung thời gian thích hợp để không đánh mất sự tập trung hoặc bị gián đoạn bởi sự căng thẳng khi làm việc:

Tập trung làm việc. Ảnh naturalforce.com

  1. Hạn chế tối đa các gián đoạn

Gián đoạn có thể được ví như những kẻ phá hoại. Sự gián đoạn thường xuyên sẽ tạo ra tình trạng kiệt sức, mệt mỏi và căng thẳng ở bạn. Theo một nghiên cứu cho thấy rằng một sự gián đoạn trong vòng 3 giây có thể gây ra gấp đôi số lỗi vào lần nhiệm vụ tiếp theo. Do đó, chúng ta cần có những quyết định hợp lý với cấu trúc thời gian làm việc của mình để tránh những gián đoạn vô ích, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách một cách kịp thời. Với ý nghĩ đó, chúng ta sẽ bắt đầu nội tâm hóa những gì cần phải làm. Mặt khác, về bản chất, chúng ta có thể trở nên tự tin hơn và tự quản lý mọi việc một cách tốt nhất có thể. Hơn nữa, một khi chúng ta trở nên ý thức hơn về thời gian và hiểu rõ được ý định của bản thân với công việc, thì khi đó chất lượng công việc cũng sẽ tăng theo.

  1. Truyền đạt nhu cầu của bạn

Đừng nên im lặng khi bạn cảm thấy cần giúp đỡ! Hãy truyền đạt những nhu cầu công việc mà bạn cần chia sẻ với người khác để có thể cùng nhau hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chỉ khi đó, bạn mới có thể tăng độ tập trung của mình trong công việc và tránh bị sao nhãng đi một vấn đề không cần thiết khác.

  1. Lập danh sách công việc một cách chi tiết

Để tránh quên nhiệm vụ và bị căng thẳng do quá nhiều công việc ập đến, bạn nên thiết lập một danh sách công việc cụ thể để có những hướng giải quyết hợp lý nhưng vẫn giữ được sự tập trung tối đa khi thực hiện.

Bên cạnh đó, bạn cần trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp cùng nhóm về những nhiệm vụ “gấp” cần giải quyết trước để có sự phân chia phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao đáng mong đợi.

Chúng ta không thể cho phép mình trở nên quá thụ động trong mọi việc, vì điều đó sẽ có thể đưa bạn vào ngõ cụt vì không tài nào tập trung hết tâm trí vào thực hiện công việc. Mỗi khi bạn mất tập trung, hãy dành ra khoảng 15-30 phút để thư giãn và lập ra danh sách “vàng” giúp bạn cải thiện mức độ tập trung của chính mình.

Làm thế nào để tạo ra một môi trường hoàn hảo dành cho các mối quan hệ làm việc trong xã hội?

Khi các bộ lọc trong tinh thần làm việc của chúng ta bị xuống cấp thì đây cũng là lúc chúng ta nên làm sạch chúng.

Khi nói đến công việc, việc hoàn thành công việc không phải là điều duy nhất mang tính quan trọng tuyệt đối. Cách chúng ta liên hệ với đồng nghiệp cũng rất quan trọng – không có mối quan hệ làm việc hời hợt nào lại mang đến cho bạn một sự thuận tiện và dễ dàng trong công việc. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tự tạo ra và nuôi dưỡng một môi trường xã hội tích cực trong thị trường lao động hiện nay?

Công ty môi trường làm việc tốt. Ảnh robinpowered.com

Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình “Social Intelligence”, Daniel Goleman đã nói rằng trong thực tế, một trong những kỹ năng trung tâm của trí thông minh xã hội đó là thái độ hài hòa, đó là khả năng mà chúng ta sử dụng để xây dựng một sự kết nối với những người khác bằng cách cung cấp toàn bộ sự chú ý và tạo thói quen biết lắng nghe mọi thông tin.

Xây dựng mối quan hệ trong công việc không chỉ là vấn đề “biết tìm đúng người” để hỗ trợ bạn. Làm việc tốt với các đồng nghiệp còn giúp bạn nâng cao trải nghiệm của chính bản thân, xây dựng sự tin tưởng và sự tôn trọng ở người khác đối với bạn, thúc đẩy sự hợp tác mang tính sáng tạo và thấm nhuần sự tự tin, thậm chí có thể giúp bạn chuyển sang một cơ hội nghề nghiệp cao hơn.

Khoa học đang khám phá cách thức “thiền chánh niệm” tăng cường khả năng của chúng ta để tạo dựng sự liên kết với người khác — đặc biệt, nó hỗ trợ chúng ta biết cách chịu trách nhiệm và tăng khả năng điều chỉnh cảm xúc, tăng cường giao tiếp, và giảm lo âu ở bản thân.

Hơn nữa, bằng cách thu hút sự chú ý và nhanh chóng đạt đến mục đích xây dựng một môi trường làm việc hoàn hảo, bạn nên nhanh chóng tạo lập sự tương tác hài hòa với người khác dựa trên nhu cầu công việc của chính bạn.

Giống như rất nhiều người trong chúng ta, họ đã tự phá hủy đi mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp của mình và làm mất đi khả năng tự nhiên của mình trong giao tiếp với họ. Thay vì lắng nghe, họ lúc nào cũng bác bỏ ý kiến của mọi người; và thay vì mở cửa lòng mình, thì họ lại đóng cửa lại.

Thông qua sự tự phản ánh và rèn luyện chánh niệm, chúng ta có thể đánh thức bản năng của mình để điều chỉnh mọi mối quan hệ tại môi trường công sở. Và ngày nay, khả năng xây dựng mối quan hệ xã hội của chúng ta đã có thể được cải thiện rất nhiều dựa trên ý thức của bản thân, và dựa trên các khóa học lập nghiệp phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay.

Bất kể chúng ta bắt đầu từ đâu, chúng ta cũng không cần phải gấp gáp và tự khiến chúng ta rơi vào ngõ cụt. Chánh niệm dạy chúng ta cách tập trung sự chú ý của bản thân và lắng nghe người khác một cách kỹ lưỡng và chi tiết. Mối quan hệ nơi làm việc lành mạnh chính là một trong nhiều kết quả tích cực mang lại cho bạn bước tiến thành công trong công việc tiềm năng của chính mình.

Làm thế nào để làm việc từ xa mà không mất đi động lực bản thân?

Đừng làm việc suốt cả ngày mà không có thời gian nghỉ ngơi!

Tôi đã làm việc từ xa “freelancer” trong suốt gần 15 năm. Đôi khi, đối tác của tôi có thể ở khắp các đại dương và khắp các múi giờ khác nhau trên thế giới, và đôi khi nó ở bên kia thị trấn – chỉ mất vài phút đi xe. Sự nghiệp của tôi đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm với tư cách là một nhà biên tập và nhà văn tự do, tôi đã làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia, các ngân hàng phát triển quốc tế, các hiệp hội và phi lợi nhuận. Và sau đây là một số lời khuyên của tôi, nhằm giúp những bạn trẻ đam mê làm việc từ xa như tôi có được nhịp độ làm việc hợp lý và không làm vơi đi động lực cũng như cảm xúc cháy bỏng với nghề của mình:

Giữ động lực cho bản thân. Ảnh completewellbeing.com

Hãy sử dụng thời gian rãnh rỗi, thậm chí là khi bạn đang ngồi trên một chuyến xe buýt, hay đang ngồi ở một quán cafe nào đó để đọc một cuốn sách nhằm trau dồi thêm vốn văn chương của mình. Sau đó, khi về nhà, tôi thường dành ra cho bản thân nửa tiếng để viết lại bất cứ thứ gì tôi đã hấp thụ được. Thông thường, chúng đều được áp dụng sâu vào công việc của tôi, mang lại một viễn cảnh tươi mới cho các dự án của mình trong ngày. Vì vậy, điều này là rất cần thiết đối với một freelancer hành văn trong giai đoạn hiện nay!

Hãy ra khỏi nhà ít nhất một lần một ngày. Cũng giống như Tướng Stanley McChrystal khuyên bạn nên dọn giường ngay sau khi thức dậy — để cho dù ngày nào đó là một ngày tồi tệ với bạn, thì bạn cũng đã đạt được ít nhất một thứ có ích – còn với bạn đó là việc ra khỏi nhà và tự tạo ra cảm giác tươi mới, cũng như động lực cho ngày làm việc kế tiếp. Bạn có thể quyết định thời gian bạn sẽ cất công việc của mình qua một bên dựa trên thời hạn dự án hoàn thành công việc của bạn, nhưng thậm chí ít nhất bạn chỉ có thể dành ra 10 phút, thì hãy vẫn đáp ứng 10 phút đó cho bản thân thư giãn, nhằm gắn kết công việc hòa quyện với cuộc sống của mình.

Hãy tự tạo ra nguồn cảm hứng và động lực cho bản thân từ chính căn phòng làm việc của bạn. Tôi có sở thích treo tranh vẽ trong phòng để cứ mỗi khi tôi căng thẳng và lo lắng do áp lực công việc, tôi đều có một người bạn tâm giao!

Hãy tập thể dục cho một ngày làm việc năng động. Tôi xem máy chạy bộ của mình là vật phẩm đầu tư để “cân bằng cuộc sống và công việc” tốt nhất của tôi. Tôi không tập thể dục nhằm mục đích giảm cân, mà mục đích chính ở đây là sức khỏe. Tôi cần có sức khỏe, từ đó có thể làm được mọi điều mà tôi mong muốn.

Khi thất bại, hãy nhớ đến Maverick – một phi công đã triển khai một tàu sân bay trong vòng tám tháng vào thời chiến tranh Iraq. Nếu bạn chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ ai đáp máy bay trên tàu sân bay vào lúc đêm khuya, thì hãy tin điều đó là có thực. Đôi lúc, trong những lúc bế tắc, bạn hãy nghĩ rằng điều đó là điều có thực và hiển nhiên mà bạn phải thực hiện. Nó là điều mà bạn phải tự tìm cách để vượt qua và biến nó trở nên dễ dàng hơn cho công việc của bạn. Một khi bạn cảm thấy thoải mái, thì khi đó bạn sẽ có được nguồn động lực mạnh mẽ để thực hiện mọi nhiệm vụ của mình đúng thời hạn!

Lợi ích từ việc tỏ lòng biết ơn đối với nhân viên tại nơi công sở

Lòng biết ơn được xem là một yếu tố không chỉ làm chúng ta hạnh phúc hơn mà còn cải thiện mối quan hệ và hiệu quả hoạt động trong công việc của chúng ta.

Một vài mùa hè trước, tôi đi đến cái vạc hơi nước ở miền trung Florida để tham dự hội nghị WorkHuman. Gần 1.500 chuyên gia nguồn nhân lực đã tham dự với tinh thần rất háo hức mong chờ được lắng nghe những thuyết giảng hay từ những ngôi sao sáng như Arianna Huffington và Rob Lowe. Họ đã chia sẻ với người nghe những cách thức nhằm tạo ra một môi trường làm việc hoàn hảo dựa trên khái niệm “biết ơn”.

Lòng biết ơn trong môi trường công sở. Ảnh 4seeds.co.za

WorkHuman là sản phẩm trí tuệ của Globoforce, một công ty tiến bộ giúp các công ty khác phát triển và thực hiện các chương trình hiệu quả như chương trình công nhận và trao kỷ niệm chương cho nhân viên của mình. Có thể thấy được, công ty này đang nhắm đến mục đích tỏ lòng biết ơn đối với người lao động có công dựa trên tinh thần nhân văn xã hội.

Globoforce là một trong những công ty có quy mô toàn cầu sử dụng sức mạnh của lòng biết ơn để chủ động cải thiện văn hóa của công ty và khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Dựa trên sự phân tích một cách khoa học về lòng biết ơn và kế hoạch thực hành được lưu hành nội bộ của họ, họ đã chứng minh rằng việc cho và nhận được sự đánh giá là có lợi và quan trọng đối với một tổ chức có quy mô lớn trong thị trường lao động ngày nay.

Phối hợp với Viện nghiên cứu lực lượng lao động thông minh của IBM và Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực, Globoforce đã tiến hành nghiên cứu ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu của họ, cùng với nghiên cứu của người khác, đã liên kết lòng biết ơn và những đặc điểm liên quan (như cam kết) với những cải tiến về năng suất, lợi nhuận, chất lượng, lòng trung thành, tính an toàn trong công việc, điểm danh vắng mặt và các chỉ số chi phí và hiệu suất khác.

Dưới đây là ba cách thức tỏ lòng biết ơn mà một doanh nghiệp lớn thường áp dụng vào hệ thống của họ:

  1. Lòng biết ơn thông qua việc tạo điều kiện cho sự nghỉ ngơi và có được một giấc ngủ ngon hơn

Trong một nghiên cứu, những người ngủ trung bình thêm 30 phút mỗi đêm, sau khi thức dậy sẽ có được một cảm giác tươi mới hơn, và có được một thời gian dễ dàng hơn trong việc thức giấc trong ngày so với những người khác. Do đó, nhiều doanh nghiệp thường sẽ có những chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho nhân viên nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hợp tác đáng quý của họ.

  1. Lòng biết ơn làm giảm sự lạm quyền quá mức tại nơi làm việc

Nghiên cứu tâm lý xã hội gần đây đã chỉ ra rằng lòng biết ơn có liên quan đến mức độ đố kỵ của người với người với nhau trong công việc. Lòng biết ơn là thuốc giải độc cho quyền lợi, và các khía cạnh khác của văn hóa nơi làm việc. Khi chủ doanh nghiệp biết bày tỏ sự biết ơn của họ đối với nhân viên một cách rõ ràng và công bằng sẽ giúp hệ thống làm việc của họ dễ dàng đi vào ổn định hơn – khiến nhân viên tự tạo ra những mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ hơn.

  1. Lòng biết ơn thúc đẩy nhân viên đóng góp nhiều hơn cho tổ chức của họ

Không quá ngạc nhiên khi lòng biết ơn làm cho các nhân viên, cũng như tổ chức doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Khi nhận được sự biết ơn từ phía doanh nghiệp, họ có thể tích cực rèn luyện thêm nhiều khả năng của bản thân, dành thời gian để học hỏi cũng như cố vấn cho đồng nghiệp, biết cách lắng nghe, khuyến khích và khen ngợi người khác trong công việc. Vì vậy, tại nơi làm việc, lòng biết ơn chính là sứ giả truyền cảm hứng cho nhân viên, đồng thời, ngăn cản họ tham gia vào các hành vi có hại cho tổ chức của mình.

Làm thế nào để cảm nhận được nguồn năng lượng mạnh mẽ trong một ngày làm việc?

Thay đổi cách bạn suy nghĩ về công việc và trải nghiệm của bạn sẽ khiến bạn có cái nhìn đầy năng lượng cho một ngày làm việc mới.

Mọi người đều có xu hướng hoạt động theo một cách rập khuôn, khiến công việc đi chệch hướng suy nghĩ và gây ra những trì trệ không đáng có, dẫn đến việc không còn nguồn năng lượng nào để giải quyết vấn đề phát sinh. Vì vậy, cách bạn cảm nhận về công việc của mình, cũng như đặt ra mục tiêu cho nó rất quan trọng để mang lại cho bạn nguồn năng lượng làm việc mạnh mẽ.

Năng lượng làm việc cho một ngày. Ảnh swishdesign.com.au

Cảm nhận được nguồn năng lượng trong công việc sẽ củng cố thêm cho bạn những ý tưởng sáng tạo cho các dự án của bạn. Bạn tiếp cận công việc của bạn với sự nhiệt tình, như thể bạn có tất cả mọi thứ và sẵn sàng mang chúng vào thực tế công việc của mình. Đó là do vào lúc đó, bạn đã thực sự cảm thấy được rằng những đóng góp của bạn có giá trị và mong muốn chia sẻ chúng. Một tổ chức với những cá thể làm việc cùng một nguồn năng lượng nhiệt quyết chính là kết quả của một sứ mệnh rõ ràng trên con đường xây dựng thành tích nổi bật của một tổ chức.

Nếu bạn cảm thấy không có đủ tinh thần để làm việc, bạn có thể bị căng thẳng, cảm thấy như không bao giờ có đủ thời gian để giải quyết công việc và có thể những đóng góp của bạn không quan trọng. Ngày làm việc có thể cảm thấy giống như một khoảng thời gian tẻ nhạt – nếu kéo dài trong khoảng thời gian dài, có thể tinh thần làm việc của bạn sẽ sụp đổ.  Một số yếu tố giúp bạn cải thiện nguồn năng lượng trong công việc của bạn:

Tự tạo ra tinh thần thoải mái trong công việc của bạn.

Bắt đầu điều chỉnh suy nghĩ của bạn về công việc.

Thực sự vui mừng và hài lòng về dự án mới hiện tại của bạn hay không?

Xác định việc gì thực sự quan trọng và không thực sự quan trọng đối với những gì bạn đang làm.

Xem xét cách bạn đóng góp ý tưởng của bạn hoặc nhóm của bạn đã hướng tới công việc hay chưa.

Nếu có tin xấu dành cho nhiệm vụ của bạn, đừng vội hoảng sợ mà hãy tìm những phương án giải quyết thỏa đáng.

Suy nghĩ kỹ ý kiến của mình trước khi công khai về nó với người khác.

Đừng phàn nàn hoặc nói thẳng với đồng nghiệp về những sai lầm của họ, vì nó sẽ khiến nguồn năng lượng làm việc của tất cả mọi người bị giảm xuống tối đa.

Tần suất bạn thừa nhận công việc của người khác và thể hiện lòng biết ơn đối với hỗ trợ bạn đã nhận được?

Đảm nhận những nhiệm vụ một cách vừa đủ, tránh quá sức!

Áp dụng chánh niệm vào công việc: 5 cách để cải thiện năng suất làm việc

Chánh niệm là toàn bộ phạm trù được nhắc đến trong bài viết này. Bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo cổ xưa, hiện nay được cộng đồng khoa học áp dụng để chống lại nỗi lo âu, điều trị bệnh tim, hạ huyết áp, giảm đau mãn tính và cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.

Và không ngạc nhiên mấy khi áp dụng chánh niệm trong công việc hiện giờ là một xu hướng rất lớn. Nghiên cứu cho thấy,chánh niệmtrong công việc có thể cải thiện sự tập trung, chú ý và khả năng làm việc dù phải chịu áp lực –được xem như tài sản cần sở hữu tại nơi làm việc hiện nay.

Chánh niệm giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Ảnh mindful.org

Chánh niệm chính xác là gì? Nói một cách đơn giản là sự tập trung nhận thức vào thời điểm hiện tại. Không nghĩ về ban sáng bận rộn của bạn, không lo lắng cho bài thuyết trìnhtrong buổi chiều này, hoặc không lên kế hoạch nấu cho bữa tối nay. Thay vào đó, điều bạn cần làm là tập trung vào những gì bạn đang cảm nhận, suy nghĩ và nhìn thấy ở thời điểm hiện tại mà không phán xét. Không bận tâmsuy nghĩ hay cảm nhận “đúng” hay “sai” ở đây.

Dù chánh niệm là minh bạch nhưngthực hiện thì không hề dễ dàng. Chúng tôi đã liệt kê năm cách để giúp bạn thực hànhchánh niệmtại nơi làm việc. Các biện pháp này không chỉ giúp giảm căng thẳng, cảm thấy vui hơn mà còn giúp tăng năng suất làm việc, gặt hái được nhiều thành tựu mỗi ngày mà không cần phải mất quá nhiều thời gian làm việc.

  1. Dành ra sự ưu tiên cho công việc và và kế hoạch cho ngày hôm sau

Kết thúc ngày làm việc và bạn về nhà. Trước khi thực hiện, hãy dành chút thời gian ngẫm lại những việc đã hoàn thành và những việc còn sót lại cho ngày mai.

Cố gắng hệ thống các việc cần làm theo ba tiêu chí sau: mức độ ưu tiên, mức độ tập trung được yêu cầu và thời gian thực hiện cho mỗi nhiệm vụ. Với nhiều người buổi sáng là khoảng thời gian mà họ làm việc hiệu quả nhất, vì vậy hãy bắt đầu ngày mới với những nhiệm vụ quan trọng được yêu cầu khắt khe nhất. Tiếp đến là nhiệm vụ có mức độ ưu tiên trung bình và dành lại các nhiệm vụ ít quan trọng nhất cho sau đó. Bằng cách này, mỗi ngày bạn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn và yên tâm rằng những việc quan trọng nhấtsẽ luônđược thực hiện.

  1. Bắt đầu một ngày bằng thiền

Có nhiều khi đến nơi làm việc, nhưng thực bạn vẫn không thể tập trung. Giao thông ùn tắc, tranh luận với đối tác, con bị bệnh, giám đốc ngân hàng của bạn đã gọi đến và bạn rời khỏi nhà với một tâm trạng ủ dột. Bạn đang ngồi trước máy tính sáng này mà tâm trí thì phân bổ khắp nơi.

Hãy dành 10 phút thiền vào mỗi buổi sáng có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung và bình tĩnh. Lậpdanh sách phát những bài hát giúp bạn tịnh tâm và thư giãn, tìm một căn phòng yên tĩnh, ngồi trên chiếc ghế thoải mái, nhắm mắt lại, hít thở và thư giãn. Hãy cố gắng điều tiết suy nghĩ của bạn dù chúng xảy ra hay biến mất mà không phán xét hay hoặc chống cự, nhưng đơn giản là nhận thức được chúng. Sau một vài ngày luyện tập, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn.

  1. Chỉ tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm

Nhiều người xem “khả năng đa nhiệm” như một sức mạnh hoặc thậm chí là yêu cầu cần có tại nơi làm việc ngày nay. Nhưng sự thật đa nhiệm là một trò hề: chúng ta  không thể thực sự tập trung vào nhiều thứ cùng một lúc. Những gì bạn đang thực sự làm là chuyển đổi nhiệm vụ: thực hiện nhiều nhiệm vụ liên tiếp nhanh chóng hay nói cách khác là chuyển từ nhiệm vụ này qua nhiệm vụ khác trong khi chưa hoàn thành nhiệmvụ đầu tiên .

Điều nàynghe có vẻ hiệu quả ở bề nổi, nhưng chuyển đổi nhiệm vụlàm hỏng hết mọi việc, tốn thời gian và không có hệ thống. Các nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi nhiệm vụ có thể tốn tới 40% thời gian sản xuấtcá nhân. Thay vì tung hứng nhiều thứ cùng một lúc, hãy cố gắng thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm đến khi hoàn tất hãy chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

  1. Tạo môi trường làm việc không gây phân tâm

Nếu có thể, hãy tắt thông báo trên tất cả các thiết bị của bạn. Bạn có thể (và nên) dành thời gian để đọc email và trả lời cuộc gọi liên quan đến công việc cụ thể và được chỉ định. Mặc dù đây là một khó khăn nhưng thay đổi này sẽ biến năng suất làm việc của bạn trở nên kỳ diệu.

Tạo danh sách phát bài hát giúp bạn cảm thấy thanh thản (hoặc những bản nhạc giúp lấy lại sự tập trung trên YouTube). Hãy sử dụng tai nghe/chụp tai khi nghe nhạc và nếu tài chính cho phép, tốt nhất hãy sắm cho mình những loại có khả năng hủy tiếng ồn. Một giá trị khác khi dùng tai nghe là ngay cả khi không nghe nhạc, bạn cũng có thể gửi tin nhắn cho người khác rằng bạn đang bậnnhờ đó mà giúp làm giảm sự gián đoạn cho công việc.

Tránh đăng nhập vào mạng xã hội trong khi bạn đang làm việc.

  1. Khi mất tập trung hãy ngừng lại và viết

Bạn nhận được một cuộc gọi không vui từ khách hàng và cảm thấy tức giận. Dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng bạn không thể tập trung. Hãy dành chút thời gian để viết ra cảm xúc của mình tại thời điểm đó nhưng không phán xét. Bạn không thể kiểm soát những suy nghĩ này và việc chiến đấu với chúng là vô ích và mất rất nhiều năng lượng. Trở nên ý thức hơn về những cảm xúc của chính mình khi chúng nảy sinh có thể giúp bạn linh động hơn và có sức bật khi đối mặt với những tình huống khó khăn.

Áp dụng chánh niệm tại nơi làm việc sẽ không chỉ giúp bạn tỉnh táo và cảm thấy tốt hơn mà còn tăng năng suất giúp bạn có được kết quả tốt hơn. Bạn có bất kỳ mẹo hay thủ thuật nào để tập trung làm việc hơn không? Hãy chia sẻ với chúng tôi.