Chúng tôi là nhà phê bình tồi tệ nhất của chúng tôi – và nó có thể giữ chúng tôi ở nơi làm việc. Dưới đây là bốn cách để không còn khó khăn với bản thân và sử dụng những khoảnh khắc đơn giản trong ngày để giảm dần khi chúng ta cảm thấy quá tải.
Nhiều người thường nghĩ rằng việc bỏ qua một số lỗi lầm cho bản thân mình sẽ làm cho chính họ trở nên yếu đuối hoặc tự mãn; họ tin rằng chỉ có việc tự phê bình bản thân mới giữ cho họ có một tinh thần đầy trách nhiệm hoặc cải thiện hiệu suất lao động của mình; và họ lo lắng rằng nếu giảm bớt đi thói quen tự kiểm điểm bản thân sẽ khiến cho học giảm đi khả năng phát triển dù với một cách thức nào đi nữa. Nhưng họ lại không hiểu được rằng việc đối xử tử tế với bản thân không hề làm họ trở nên tiêu cực như họ từng nghĩ.
Nghiên cứu gần đây cho thấy thói quen tự phê bình có thể gây cho bạn nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, hành vi lãng tránh và không chấp nhận thất bại của bản thân, tự cảm thấy tổn thương lòng tự trọng dù với điều không quan trọng, chủ nghĩa hoàn hảo tiêu cực (chủ nghĩa hoàn hảo không chủ động) – chủ nghĩa hoàn hảo này không hề giúp ích gì cho bạn, thậm chí còn không thúc đẩy chúng ta thực hiện tốt hơn việc nào đó, mà lại cảm thấy mặc cảm và lo lắng). Từ đó, dẫn đến nhiều sự trì hoãn trong công việc của bản thân. Nói tóm lại, việc tự phê bình bản thân một cách thường xuyên chỉ nhằm mục đích thỏa mãn mục tiêu cá nhân của bạn và làm suy yếu niềm đam mê trong công việc của bạn.
Việc tự tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân sẽ tạo nên thành trì mang tên “kiên cường” ở con người bạn; nó cho phép bạn linh hoạt trong công việc, và cho bạn khả năng nhận thức mọi vấn đề, chấp nhận phản hồi tiêu cực từ người khác và tự xoa dịu bản thân mình bằng những thay đổi tích cực, chứ không phải bằng những hành động tự chỉ trích bản thân. Qua đó, giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều, phát triển lên một tầm cao mới và dần hình thành những thói quen tốt và cuối cùng là đạt được hiệu quả cao hơn trong chính công việc hiện tại của mình. Sau đây là 4 thói quen bạn nên luyện tập để thành công:
- Không bỏ bữa ăn như một hành động tự động viên bản thân sau những thất bại đáng tiếc đã xảy ra. Khi bạn ăn, dành một chút thời gian để cảm nhận chúng và sau đó suy nghĩ về những sai lầm sẽ giúp bạn có những phương án giải quyết thiết thực nhất.
- Tự tin vào chính bản thân. Hãy nhớ kỹ rằng, tất cả mọi người đều giống như bạn, ai cũng luôn cảm thấy tự ti trước những người giỏi hơn mình. Nhưng hãy tập thói quen tin vào khả năng của bản thân và đừng quá tin tưởng vào những điều mà người khác đang tác động vào bạn trong công việc. Nếu bạn sai thì bạn nhận, và nếu không sai thì cứ bỏ qua và tiếp tục thực hiện công việc của chính mình.
- Là một người bạn của chính bạn. Khi bạn nhận thấy rằng bạn đang gặp một số khó khăn nào đó trong công việc, hãy tưởng tượng có một người bạn đang đến với bạn để cùng giải quyết chung một vấn đề. Bạn sẽ giải quyết như thế nào? Bạn sẽ cần nhận được những hỗ trợ như thế nào? Và bạn muốn nói gì? Sau mọi thứ, hãy thử đưa ra những câu trả lời cho chính bạn ngay lập tức.
- Yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần. Nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào ý tưởng rằng chúng ta cần phải “trở thành một người chuyên nghiệp” mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kì ai và bạn có thể tự giải quyết ổn thỏa hết mọi việc. Tuy nhiên, đừng vội đánh giá quá cao bản thân trong công việc, vì trên thực tế tinh thần đồng đội sẽ áp đảo tinh thần của một cá nhân đơn lẻ. Vì vậy hãy đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.