Áp dụng chánh niệm vào công việc: 5 cách để cải thiện năng suất làm việc

Chánh niệm là toàn bộ phạm trù được nhắc đến trong bài viết này. Bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo cổ xưa, hiện nay được cộng đồng khoa học áp dụng để chống lại nỗi lo âu, điều trị bệnh tim, hạ huyết áp, giảm đau mãn tính và cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.

Và không ngạc nhiên mấy khi áp dụng chánh niệm trong công việc hiện giờ là một xu hướng rất lớn. Nghiên cứu cho thấy,chánh niệmtrong công việc có thể cải thiện sự tập trung, chú ý và khả năng làm việc dù phải chịu áp lực –được xem như tài sản cần sở hữu tại nơi làm việc hiện nay.

Chánh niệm giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Ảnh mindful.org

Chánh niệm chính xác là gì? Nói một cách đơn giản là sự tập trung nhận thức vào thời điểm hiện tại. Không nghĩ về ban sáng bận rộn của bạn, không lo lắng cho bài thuyết trìnhtrong buổi chiều này, hoặc không lên kế hoạch nấu cho bữa tối nay. Thay vào đó, điều bạn cần làm là tập trung vào những gì bạn đang cảm nhận, suy nghĩ và nhìn thấy ở thời điểm hiện tại mà không phán xét. Không bận tâmsuy nghĩ hay cảm nhận “đúng” hay “sai” ở đây.

Dù chánh niệm là minh bạch nhưngthực hiện thì không hề dễ dàng. Chúng tôi đã liệt kê năm cách để giúp bạn thực hànhchánh niệmtại nơi làm việc. Các biện pháp này không chỉ giúp giảm căng thẳng, cảm thấy vui hơn mà còn giúp tăng năng suất làm việc, gặt hái được nhiều thành tựu mỗi ngày mà không cần phải mất quá nhiều thời gian làm việc.

  1. Dành ra sự ưu tiên cho công việc và và kế hoạch cho ngày hôm sau

Kết thúc ngày làm việc và bạn về nhà. Trước khi thực hiện, hãy dành chút thời gian ngẫm lại những việc đã hoàn thành và những việc còn sót lại cho ngày mai.

Cố gắng hệ thống các việc cần làm theo ba tiêu chí sau: mức độ ưu tiên, mức độ tập trung được yêu cầu và thời gian thực hiện cho mỗi nhiệm vụ. Với nhiều người buổi sáng là khoảng thời gian mà họ làm việc hiệu quả nhất, vì vậy hãy bắt đầu ngày mới với những nhiệm vụ quan trọng được yêu cầu khắt khe nhất. Tiếp đến là nhiệm vụ có mức độ ưu tiên trung bình và dành lại các nhiệm vụ ít quan trọng nhất cho sau đó. Bằng cách này, mỗi ngày bạn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn và yên tâm rằng những việc quan trọng nhấtsẽ luônđược thực hiện.

  1. Bắt đầu một ngày bằng thiền

Có nhiều khi đến nơi làm việc, nhưng thực bạn vẫn không thể tập trung. Giao thông ùn tắc, tranh luận với đối tác, con bị bệnh, giám đốc ngân hàng của bạn đã gọi đến và bạn rời khỏi nhà với một tâm trạng ủ dột. Bạn đang ngồi trước máy tính sáng này mà tâm trí thì phân bổ khắp nơi.

Hãy dành 10 phút thiền vào mỗi buổi sáng có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung và bình tĩnh. Lậpdanh sách phát những bài hát giúp bạn tịnh tâm và thư giãn, tìm một căn phòng yên tĩnh, ngồi trên chiếc ghế thoải mái, nhắm mắt lại, hít thở và thư giãn. Hãy cố gắng điều tiết suy nghĩ của bạn dù chúng xảy ra hay biến mất mà không phán xét hay hoặc chống cự, nhưng đơn giản là nhận thức được chúng. Sau một vài ngày luyện tập, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn.

  1. Chỉ tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm

Nhiều người xem “khả năng đa nhiệm” như một sức mạnh hoặc thậm chí là yêu cầu cần có tại nơi làm việc ngày nay. Nhưng sự thật đa nhiệm là một trò hề: chúng ta  không thể thực sự tập trung vào nhiều thứ cùng một lúc. Những gì bạn đang thực sự làm là chuyển đổi nhiệm vụ: thực hiện nhiều nhiệm vụ liên tiếp nhanh chóng hay nói cách khác là chuyển từ nhiệm vụ này qua nhiệm vụ khác trong khi chưa hoàn thành nhiệmvụ đầu tiên .

Điều nàynghe có vẻ hiệu quả ở bề nổi, nhưng chuyển đổi nhiệm vụlàm hỏng hết mọi việc, tốn thời gian và không có hệ thống. Các nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi nhiệm vụ có thể tốn tới 40% thời gian sản xuấtcá nhân. Thay vì tung hứng nhiều thứ cùng một lúc, hãy cố gắng thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm đến khi hoàn tất hãy chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

  1. Tạo môi trường làm việc không gây phân tâm

Nếu có thể, hãy tắt thông báo trên tất cả các thiết bị của bạn. Bạn có thể (và nên) dành thời gian để đọc email và trả lời cuộc gọi liên quan đến công việc cụ thể và được chỉ định. Mặc dù đây là một khó khăn nhưng thay đổi này sẽ biến năng suất làm việc của bạn trở nên kỳ diệu.

Tạo danh sách phát bài hát giúp bạn cảm thấy thanh thản (hoặc những bản nhạc giúp lấy lại sự tập trung trên YouTube). Hãy sử dụng tai nghe/chụp tai khi nghe nhạc và nếu tài chính cho phép, tốt nhất hãy sắm cho mình những loại có khả năng hủy tiếng ồn. Một giá trị khác khi dùng tai nghe là ngay cả khi không nghe nhạc, bạn cũng có thể gửi tin nhắn cho người khác rằng bạn đang bậnnhờ đó mà giúp làm giảm sự gián đoạn cho công việc.

Tránh đăng nhập vào mạng xã hội trong khi bạn đang làm việc.

  1. Khi mất tập trung hãy ngừng lại và viết

Bạn nhận được một cuộc gọi không vui từ khách hàng và cảm thấy tức giận. Dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng bạn không thể tập trung. Hãy dành chút thời gian để viết ra cảm xúc của mình tại thời điểm đó nhưng không phán xét. Bạn không thể kiểm soát những suy nghĩ này và việc chiến đấu với chúng là vô ích và mất rất nhiều năng lượng. Trở nên ý thức hơn về những cảm xúc của chính mình khi chúng nảy sinh có thể giúp bạn linh động hơn và có sức bật khi đối mặt với những tình huống khó khăn.

Áp dụng chánh niệm tại nơi làm việc sẽ không chỉ giúp bạn tỉnh táo và cảm thấy tốt hơn mà còn tăng năng suất giúp bạn có được kết quả tốt hơn. Bạn có bất kỳ mẹo hay thủ thuật nào để tập trung làm việc hơn không? Hãy chia sẻ với chúng tôi.