Thay đổi cách bạn suy nghĩ về công việc và trải nghiệm của bạn sẽ khiến bạn có cái nhìn đầy năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Mọi người đều có xu hướng hoạt động theo một cách rập khuôn, khiến công việc đi chệch hướng suy nghĩ và gây ra những trì trệ không đáng có, dẫn đến việc không còn nguồn năng lượng nào để giải quyết vấn đề phát sinh. Vì vậy, cách bạn cảm nhận về công việc của mình, cũng như đặt ra mục tiêu cho nó rất quan trọng để mang lại cho bạn nguồn năng lượng làm việc mạnh mẽ.
Cảm nhận được nguồn năng lượng trong công việc sẽ củng cố thêm cho bạn những ý tưởng sáng tạo cho các dự án của bạn. Bạn tiếp cận công việc của bạn với sự nhiệt tình, như thể bạn có tất cả mọi thứ và sẵn sàng mang chúng vào thực tế công việc của mình. Đó là do vào lúc đó, bạn đã thực sự cảm thấy được rằng những đóng góp của bạn có giá trị và mong muốn chia sẻ chúng. Một tổ chức với những cá thể làm việc cùng một nguồn năng lượng nhiệt quyết chính là kết quả của một sứ mệnh rõ ràng trên con đường xây dựng thành tích nổi bật của một tổ chức.
Nếu bạn cảm thấy không có đủ tinh thần để làm việc, bạn có thể bị căng thẳng, cảm thấy như không bao giờ có đủ thời gian để giải quyết công việc và có thể những đóng góp của bạn không quan trọng. Ngày làm việc có thể cảm thấy giống như một khoảng thời gian tẻ nhạt – nếu kéo dài trong khoảng thời gian dài, có thể tinh thần làm việc của bạn sẽ sụp đổ. Một số yếu tố giúp bạn cải thiện nguồn năng lượng trong công việc của bạn:
Tự tạo ra tinh thần thoải mái trong công việc của bạn.
Bắt đầu điều chỉnh suy nghĩ của bạn về công việc.
Thực sự vui mừng và hài lòng về dự án mới hiện tại của bạn hay không?
Xác định việc gì thực sự quan trọng và không thực sự quan trọng đối với những gì bạn đang làm.
Xem xét cách bạn đóng góp ý tưởng của bạn hoặc nhóm của bạn đã hướng tới công việc hay chưa.
Nếu có tin xấu dành cho nhiệm vụ của bạn, đừng vội hoảng sợ mà hãy tìm những phương án giải quyết thỏa đáng.
Suy nghĩ kỹ ý kiến của mình trước khi công khai về nó với người khác.
Đừng phàn nàn hoặc nói thẳng với đồng nghiệp về những sai lầm của họ, vì nó sẽ khiến nguồn năng lượng làm việc của tất cả mọi người bị giảm xuống tối đa.
Tần suất bạn thừa nhận công việc của người khác và thể hiện lòng biết ơn đối với hỗ trợ bạn đã nhận được?
Đảm nhận những nhiệm vụ một cách vừa đủ, tránh quá sức!
Chánh niệm là toàn bộ phạm trù được nhắc đến trong bài viết này. Bắt nguồn từ truyền thống Phật giáo cổ xưa, hiện nay được cộng đồng khoa học áp dụng để chống lại nỗi lo âu, điều trị bệnh tim, hạ huyết áp, giảm đau mãn tính và cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.
Và không ngạc nhiên mấy khi áp dụng chánh niệm trong công việc hiện giờ là một xu hướng rất lớn. Nghiên cứu cho thấy,chánh niệmtrong công việc có thể cải thiện sự tập trung, chú ý và khả năng làm việc dù phải chịu áp lực –được xem như tài sản cần sở hữu tại nơi làm việc hiện nay.
Chánh niệm chính xác là gì? Nói một cách đơn giản là sự tập trung nhận thức vào thời điểm hiện tại. Không nghĩ về ban sáng bận rộn của bạn, không lo lắng cho bài thuyết trìnhtrong buổi chiều này, hoặc không lên kế hoạch nấu cho bữa tối nay. Thay vào đó, điều bạn cần làm là tập trung vào những gì bạn đang cảm nhận, suy nghĩ và nhìn thấy ở thời điểm hiện tại mà không phán xét. Không bận tâmsuy nghĩ hay cảm nhận “đúng” hay “sai” ở đây.
Dù chánh niệm là minh bạch nhưngthực hiện thì không hề dễ dàng. Chúng tôi đã liệt kê năm cách để giúp bạn thực hànhchánh niệmtại nơi làm việc. Các biện pháp này không chỉ giúp giảm căng thẳng, cảm thấy vui hơn mà còn giúp tăng năng suất làm việc, gặt hái được nhiều thành tựu mỗi ngày mà không cần phải mất quá nhiều thời gian làm việc.
Dành ra sự ưu tiên cho công việc và và kế hoạch cho ngày hôm sau
Kết thúc ngày làm việc và bạn về nhà. Trước khi thực hiện, hãy dành chút thời gian ngẫm lại những việc đã hoàn thành và những việc còn sót lại cho ngày mai.
Cố gắng hệ thống các việc cần làm theo ba tiêu chí sau: mức độ ưu tiên, mức độ tập trung được yêu cầu và thời gian thực hiện cho mỗi nhiệm vụ. Với nhiều người buổi sáng là khoảng thời gian mà họ làm việc hiệu quả nhất, vì vậy hãy bắt đầu ngày mới với những nhiệm vụ quan trọng được yêu cầu khắt khe nhất. Tiếp đến là nhiệm vụ có mức độ ưu tiên trung bình và dành lại các nhiệm vụ ít quan trọng nhất cho sau đó. Bằng cách này, mỗi ngày bạn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn và yên tâm rằng những việc quan trọng nhấtsẽ luônđược thực hiện.
Bắt đầu một ngày bằng thiền
Có nhiều khi đến nơi làm việc, nhưng thực bạn vẫn không thể tập trung. Giao thông ùn tắc, tranh luận với đối tác, con bị bệnh, giám đốc ngân hàng của bạn đã gọi đến và bạn rời khỏi nhà với một tâm trạng ủ dột. Bạn đang ngồi trước máy tính sáng này mà tâm trí thì phân bổ khắp nơi.
Hãy dành 10 phút thiền vào mỗi buổi sáng có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung và bình tĩnh. Lậpdanh sách phát những bài hát giúp bạn tịnh tâm và thư giãn, tìm một căn phòng yên tĩnh, ngồi trên chiếc ghế thoải mái, nhắm mắt lại, hít thở và thư giãn. Hãy cố gắng điều tiết suy nghĩ của bạn dù chúng xảy ra hay biến mất mà không phán xét hay hoặc chống cự, nhưng đơn giản là nhận thức được chúng. Sau một vài ngày luyện tập, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Chỉ tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm
Nhiều người xem “khả năng đa nhiệm” như một sức mạnh hoặc thậm chí là yêu cầu cần có tại nơi làm việc ngày nay. Nhưng sự thật đa nhiệm là một trò hề: chúng ta không thể thực sự tập trung vào nhiều thứ cùng một lúc. Những gì bạn đang thực sự làm là chuyển đổi nhiệm vụ: thực hiện nhiều nhiệm vụ liên tiếp nhanh chóng hay nói cách khác là chuyển từ nhiệm vụ này qua nhiệm vụ khác trong khi chưa hoàn thành nhiệmvụ đầu tiên .
Điều nàynghe có vẻ hiệu quả ở bề nổi, nhưng chuyển đổi nhiệm vụlàm hỏng hết mọi việc, tốn thời gian và không có hệ thống. Các nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi nhiệm vụ có thể tốn tới 40% thời gian sản xuấtcá nhân. Thay vì tung hứng nhiều thứ cùng một lúc, hãy cố gắng thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm đến khi hoàn tất hãy chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Tạo môi trường làm việc không gây phân tâm
Nếu có thể, hãy tắt thông báo trên tất cả các thiết bị của bạn. Bạn có thể (và nên) dành thời gian để đọc email và trả lời cuộc gọi liên quan đến công việc cụ thể và được chỉ định. Mặc dù đây là một khó khăn nhưng thay đổi này sẽ biến năng suất làm việc của bạn trở nên kỳ diệu.
Tạo danh sách phát bài hát giúp bạn cảm thấy thanh thản (hoặc những bản nhạc giúp lấy lại sự tập trung trên YouTube). Hãy sử dụng tai nghe/chụp tai khi nghe nhạc và nếu tài chính cho phép, tốt nhất hãy sắm cho mình những loại có khả năng hủy tiếng ồn. Một giá trị khác khi dùng tai nghe là ngay cả khi không nghe nhạc, bạn cũng có thể gửi tin nhắn cho người khác rằng bạn đang bậnnhờ đó mà giúp làm giảm sự gián đoạn cho công việc.
Tránh đăng nhập vào mạng xã hội trong khi bạn đang làm việc.
Khi mất tập trung hãy ngừng lại và viết
Bạn nhận được một cuộc gọi không vui từ khách hàng và cảm thấy tức giận. Dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng bạn không thể tập trung. Hãy dành chút thời gian để viết ra cảm xúc của mình tại thời điểm đó nhưng không phán xét. Bạn không thể kiểm soát những suy nghĩ này và việc chiến đấu với chúng là vô ích và mất rất nhiều năng lượng. Trở nên ý thức hơn về những cảm xúc của chính mình khi chúng nảy sinh có thể giúp bạn linh động hơn và có sức bật khi đối mặt với những tình huống khó khăn.
Áp dụng chánh niệm tại nơi làm việc sẽ không chỉ giúp bạn tỉnh táo và cảm thấy tốt hơn mà còn tăng năng suất giúp bạn có được kết quả tốt hơn. Bạn có bất kỳ mẹo hay thủ thuật nào để tập trung làm việc hơn không? Hãy chia sẻ với chúng tôi.
Chúng tôi là nhà phê bình tồi tệ nhất của chúng tôi – và nó có thể giữ chúng tôi ở nơi làm việc. Dưới đây là bốn cách để không còn khó khăn với bản thân và sử dụng những khoảnh khắc đơn giản trong ngày để giảm dần khi chúng ta cảm thấy quá tải.
Nhiều người thường nghĩ rằng việc bỏ qua một số lỗi lầm cho bản thân mình sẽ làm cho chính họ trở nên yếu đuối hoặc tự mãn; họ tin rằng chỉ có việc tự phê bình bản thân mới giữ cho họ có một tinh thần đầy trách nhiệm hoặc cải thiện hiệu suất lao động của mình; và họ lo lắng rằng nếu giảm bớt đi thói quen tự kiểm điểm bản thân sẽ khiến cho học giảm đi khả năng phát triển dù với một cách thức nào đi nữa. Nhưng họ lại không hiểu được rằng việc đối xử tử tế với bản thân không hề làm họ trở nên tiêu cực như họ từng nghĩ.
Nghiên cứu gần đây cho thấy thói quen tự phê bình có thể gây cho bạn nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, hành vi lãng tránh và không chấp nhận thất bại của bản thân, tự cảm thấy tổn thương lòng tự trọng dù với điều không quan trọng, chủ nghĩa hoàn hảo tiêu cực (chủ nghĩa hoàn hảo không chủ động) – chủ nghĩa hoàn hảo này không hề giúp ích gì cho bạn, thậm chí còn không thúc đẩy chúng ta thực hiện tốt hơn việc nào đó, mà lại cảm thấy mặc cảm và lo lắng). Từ đó, dẫn đến nhiều sự trì hoãn trong công việc của bản thân. Nói tóm lại, việc tự phê bình bản thân một cách thường xuyên chỉ nhằm mục đích thỏa mãn mục tiêu cá nhân của bạn và làm suy yếu niềm đam mê trong công việc của bạn.
Việc tự tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân sẽ tạo nên thành trì mang tên “kiên cường” ở con người bạn; nó cho phép bạn linh hoạt trong công việc, và cho bạn khả năng nhận thức mọi vấn đề, chấp nhận phản hồi tiêu cực từ người khác và tự xoa dịu bản thân mình bằng những thay đổi tích cực, chứ không phải bằng những hành động tự chỉ trích bản thân. Qua đó, giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều, phát triển lên một tầm cao mới và dần hình thành những thói quen tốt và cuối cùng là đạt được hiệu quả cao hơn trong chính công việc hiện tại của mình. Sau đây là 4 thói quen bạn nên luyện tập để thành công:
Không bỏ bữa ăn như một hành động tự động viên bản thân sau những thất bại đáng tiếc đã xảy ra. Khi bạn ăn, dành một chút thời gian để cảm nhận chúng và sau đó suy nghĩ về những sai lầm sẽ giúp bạn có những phương án giải quyết thiết thực nhất.
Tự tin vào chính bản thân. Hãy nhớ kỹ rằng, tất cả mọi người đều giống như bạn, ai cũng luôn cảm thấy tự ti trước những người giỏi hơn mình. Nhưng hãy tập thói quen tin vào khả năng của bản thân và đừng quá tin tưởng vào những điều mà người khác đang tác động vào bạn trong công việc. Nếu bạn sai thì bạn nhận, và nếu không sai thì cứ bỏ qua và tiếp tục thực hiện công việc của chính mình.
Là một người bạn của chính bạn. Khi bạn nhận thấy rằng bạn đang gặp một số khó khăn nào đó trong công việc, hãy tưởng tượng có một người bạn đang đến với bạn để cùng giải quyết chung một vấn đề. Bạn sẽ giải quyết như thế nào? Bạn sẽ cần nhận được những hỗ trợ như thế nào? Và bạn muốn nói gì? Sau mọi thứ, hãy thử đưa ra những câu trả lời cho chính bạn ngay lập tức.
Yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần. Nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào ý tưởng rằng chúng ta cần phải “trở thành một người chuyên nghiệp” mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kì ai và bạn có thể tự giải quyết ổn thỏa hết mọi việc. Tuy nhiên, đừng vội đánh giá quá cao bản thân trong công việc, vì trên thực tế tinh thần đồng đội sẽ áp đảo tinh thần của một cá nhân đơn lẻ. Vì vậy hãy đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Theo một nghiên cứu gần đây, ánh sáng mặt trời và các yếu tố tự nhiên có vai trò quan trọng đối với văn phòng làm việc của bạn, vì chính nó sẽ mang lại sự thoải mái nhằm cải thiện tâm trạng của người làm việc và đem đến những thành quả hài lòng cho tất cả thành viên công sở.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Central Michigan đã khảo sát hàng trăm nhân công từ Hoa Kỳ và Ấn Độ thông qua các câu hỏi liên quan đến các yếu tố tự nhiên trong không gian làm việc của họ, bao gồm các khung cảnh ngoài cửa sổ, nhà máy, văn phòng, hoặc các bức tranh thiên nhiên được trang trí ở phòng làm việc. Qua đó, các nhà nghiên cứu có thể xem xét và đánh giá mức độ hài lòng đối với công việc, cũng như không hài lòng – có nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm, căng thẳng và lo lắng khác.
Dựa trên phương diện phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những người có mức độ tiếp xúc cao với các yếu tố tự nhiên tại văn phòng làm việc sẽ ít bị chán nản hơn so với những người khác, nhờ đó mang lại nhiều kết quả tốt cho công việc hơn.
Tại sao những quan điểm về thiên nhiên hoặc ánh sáng mặt trời có tác động tích cực đến người dân tại văn phòng? Một nghiên cứu của Stephen Colarelli cho biết: “Có rất nhiều tài liệu về những ảnh hưởng tích cực của tự nhiên và ánh nắng mặt trời trong những môi trường khác”, một trong số những nghiên cứu cho biết: “Thiên nhiên có tác dụng phục hồi, làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn thông qua nhiều cách thức khác nhau.”
Ví dụ, tại các khu điều trị cho người bệnh, những phòng bệnh được trang trí với những bức tường có hoa văn mang hơi hướng thiên nhiên thường giúp bệnh nhân giảm bớt mọi căng thẳng, cải thiện tâm trạng và hồi phục sau phẫu thuật. Và một ví dụ khác điển hình tại các trường học, trẻ em có xu hướng học tốt hơn nhờ những bức vẽ thú vị về thiên nhiên.
Một số doanh nghiệp thường không chú ý đến các hình thức thiết kế văn phòng, thậm chí họ không cần quan tâm đến việc nơi làm việc có thoáng đãng hay không và có phù hợp với nhân viên hay không, nhằm giảm bớt chi phí khánh thành. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn cải thiện hiệu quả trong công việc, thì việc xem xét các yếu tố môi trường một cách chặt chẽ là điều nhất định không thể bỏ qua.
Ông còn chia sẻ thêm: “Chúng ta phát triển trong tự nhiên, và giống loài của chúng ta được biến đổi theo nhiều cách để hòa hợp với môi trường tự nhiên. Mọi người có thể cảm thấy thoải mái hơn và trải nghiệm những điều tốt đẹp hơn khi môi trường của họ được đồng bộ hóa với bản chất con người của chính họ.”
Đáng ngạc nhiên là những đặc điểm giúp mọi người thực sự thành công trong sự nghiệp của họ không nhất thiết là những kỹ năng chuyên môn cao cấp, mà lại là chính những kỹ năng cá nhân mà bạn tự rèn luyện mà có. Kỹ năng cá nhân không phải là những kỹ năng truyền thống mà bạn thường được dạy trong trường học hoặc trong các chương trình đào tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo các nhà kinh doanh dự báo, chúng chính là những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Một người có thể biểu hiện những thế mạnh của bản thân bên cạnh các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong môi trường công việc đang là đối tương được nhiều doanh nghiệp ưu tiên hiện nay. Đây cũng chính là một dấu hiệu tốt rằng bạn sẽ có khả năng nhận được một việc làm ổn định nếu bạn thuộc top đối tượng nêu trên tại thời điểm hiện tại.
Việc tập trung vào kỹ năng giao tiếp cá nhân cho sự phát triển và thăng tiến trong công việc ở môi trường chuyên nghiệp là tương đối mới, nhưng nó trở nên phổ biến một cách nhanh chóng trong xã hội ngày nay. Thành công trong nghề nghiệp bao gồm việc biết làm thế nào để thực hiện công việc của bạn và làm thế nào để hòa nhập vào công việc. Sự kết hợp đúng đắn của cả hai sẽ không chỉ làm cho bạn có nhiều thành quả hơn mà còn làm cho kinh nghiệm của công việc của bạn có những trải nghiệm thú vị hơn so với tất cả mọi người. Và bài viết này chính là một chìa khóa giúp bạn có thể để thực hiện và hoàn thành công việc một cách tốt nhất theo ý của riêng bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để cải thiện cách bạn thể hiện trong công việc và ấn tượng của bạn đối với đồng nghiệp.
1) Chú ý đến những điều mà bạn không hề chú ý
Bạn càng làm nhiều việc gì thì việc đó sẽ càng ngày càng dễ dàng hơn đối với bạn. Đừng để tâm trí của bạn quên lãng một số công việc mà bạn ít đụng đến, đừng để nó trôi dạt khỏi tâm trí bạn, mà hãy nhẹ nhàng mang nó trở về trong tâm trí bạn. Vì vào một lúc nào đó, những việc mà bạn đã dần quên lãng sẽ bỗng chốc trở thành vũ khí lợi hại giúp bạn đạt được nhiều thành công trong các dự án của mình.
2) Xem xét lời nói của bạn một cách cẩn thận
Bạn nên chú ý đến lời nói của bạn trong môi trường làm việc. Để có thể giao tiếp tốt hơn, đặc biệt là đối với khách hàng, bạn cần phải bắt đầu xây dựng một danh sách các yếu tố chuyên biệt nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
3) Hãy sống thật
Hãy tập sống một cách chân thật đối với cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Cụ thể, bạn phải học cách nói “Tôi không biết” khi bạn thực sự không biết, và “Tôi cần giúp đỡ” khi bạn thực sự cần sự giúp đỡ từ người khác.
Chính những yếu tố đơn giản trên nhưng lại tạo nên cho chính bạn một nếp sống tốt trong môi trường công sở, đồng thời chính là bước đệm cho bạn thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp của bản thân mình.
Dừng suy nghĩ một cách phức tạp và tập trung cao độ trong ngày làm việc bận rộn của bạn
Bạn có nhớ những gì bạn đã làm sáng nay? Dưới đây là ba cách để duy trì tinh thần và mang lại mục đích cho từng khoảnh khắc trong ngày làm việc của bạn.
Bạn thường nhìn đồng hồ bao nhiêu lần một ngày? Bạn đang cảm thấy ngột ngạt khi phải đấu tranh với thời gian để giải quyết mọi công việc, và rồi đến giấc trưa, bạn cảm thấy mệt mỏi vì mọi việc chưa đâu vào đâu? Tất cả đều do bạn không thể nào tập trung mọi cao độ để giải quyết công việc. Tuy nhiên, bài viết hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
Nếu chúng ta hiểu rõ về những gì chúng ta muốn giải quyết từ từng giai đoạn, và hiểu rõ công việc của chúng ta, thì ý thức về mục đích của chúng ta sẽ có thể được tăng lên và mọi căng thẳng cũng sẽ được giảm đi. Nhưng để thực hiện được điều này, thì cũng không phải là dễ dàng, vì tư tưởng của chúng ta rất khó có thể thay đổi một cách đột ngộ, và thoát khỏi mọi nhiệm vụ, cũng như các cuộc trò chuyện hoặc thách thức nào đó ra ngoài tầm tay của mình, tuy vậy chúng ta vẫn có thể cải thiện mọi thứ bằng giải pháp “chậm mà chắc”.
Mục đích của việc cải thiện này là nhằm mang lại một mục đích rõ ràng cho từng giai đoạn thực hiện công việc, để cải thiện phần trăm đạt được hiệu quả nhiệm vụ mà mình đã đề ra. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là bạn không nên ép bản thân mình nhằm tránh gây ra sự căng thẳng quá mức có thể trong công việc.
Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề nêu trên là bạn phải thực sự hiểu công việc hàng ngày của mình và biết cách kết nối nó với cả mục tiêu cá nhân lẫn mục tiêu của tổ chức doanh nghiệp của bạn. Điều lý tưởng nhất ở bước này là bạn đã có ý thức về việc sắp xếp công việc hợp lý và thậm chí đã trao đổi với ban quản lý về điều này. Nhưng nếu bạn chưa thực hiện những điều đó, thì cũng chưa phải là quá muộn.
Hãy bắt đầu trả lời những câu hỏi có liên quan đến mục tiêu cá nhân của bạn, chẳng hạn như: Bạn yêu thích điều gì? Bạn giỏi trong lĩnh vực nào? Và, tất nhiên, bạn đã làm những gì để thực hiện chúng? Đồng thời, hãy ytìm hiểu rõ về lý do tại sao bạn lại tham gia vào những công việc đặc biệt này, và cách bạn có thể bộc lộ tài năng của mình để hỗ trợ khát vọng nghề nghiệp của chính bạn. Bạn có thể sử dụng các nguyên tắc thủ công để thực hiện công việc như: xem xét vai trò của bạn trong mỗi công việc, dự án và phản ánh đúng mọi khía cạnh của nó nhằm làm bật lên những thế mạnh của riêng mình.
Một khi bạn định hình những điều nêu trên, thì hãy bắt đầu thực hiện bước tiếp theo thông qua việc thảo luận với cấp trên của bạn về những công việc bạn sẽ thực hiện và kết quả bạn sẽ đạt được sau khi thực hiện. Qua đó, họ có thể hiểu sâu hơn về thế mạnh, vai trò của bạn, đồng thời cho thấy những công việc nào phù hợp với bạn và bạn nên giải quyết việc nào trước hết.
Kế tiếp, bạn nên lập bản đồ kế hoạch cho từng công việc cụ thể. Giống như hầu hết những người bận rộn, bạn đang sở hữu hàng tá công việc cần phải làm, vì vậy bạn cần phải hiểu được nhiệm vụ nào cấp thiết nhất để có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng công việc một cách hợp lý nhất. Sau đó, ước tính trong bao lâu bạn có thể hoàn thành mỗi nhiệm vụ. Với thông tin như vậy, bạn có thể vẽ ra một hệ thống công việc để bạn có thể tập trung tối đa công suất của mình trong một ngày làm việc bận rộn.